.
Xem trang tốt nhất với trình duyệt Google Chrome


Tìm hiểu danh hiệu "Tượng Kỳ Đặc Cấp Đại Sư"

Tìm hiểu danh hiệu "Tượng Kỳ Đặc Cấp Đại Sư"

* Bài của Internazionale:

Năm 1982, Hiệp Hội Cờ Tướng Trung Quốc đưa ra ý tưởng phong cấp cho các kỳ thủ để qua đó phân loại đẳng cấp tiện cho việc quản lý và tổ chức thi đấu, đồng thời cũng nhằm tôn vinh những kỳ thủ có nhiều thành tích xuất sắc trên kỳ đàn Trung Quốc. Hai danh hiệu cao nhất chính là Tượng kỳ Đặc cấp đại sư (còn gọi là Đại kiện tướng cờ Tướng - tiếng Anh là Grand Master) và Tượng kỳ Đại sư (tức Kiện tướng cờ Tướng - Master). Ban đầu người ta chỉ xét phong danh hiệu Đặc cấp đại sư cho kỳ thủ từng 3 lần vô địch Trung Quốc trở lên. Và dĩ nhiên lúc đó chỉ có 2 người đủ tư cách là Dương Quan LânHồ Vinh Hoa.

Năm 1984, đến lượt Vương Gia Lương của Hắc Long Giang được đặc cách phong danh hiệu này vì ông có quá nhiều đóng góp cho kỳ đàn, ngoài ra ông cũng đã từng 3 lần đoạt ngôi Á quân Trung Quốc vào các năm 1956, 1957, 1959. Lúc này quy định phong cấp đã được mở rộng, qua đó bất kỳ danh thủ nào có thành tích 3 lần xếp hạng Á quân, Quý quân đều được phong GM.

Năm 1985, Hiệp Hội Cờ Tướng Trung Quốc lại đưa ra đề xuất mới, theo đó kỳ thủ chỉ cần 1 lần vô địch Trung Quốc cũng sẽ được tấn phong GM. 3 vị kỳ vương được phong GM sau đề xuất này là Lý Nghĩa Đình (vô địch TQ năm 1958), Liễu Đại Hoa (vô địch TQ năm 1980, 1981) và Lý Lai Quần (vô địch TQ năm 1984). Lúc này vì có rất nhiều danh thủ đương thời và xa xưa rất xuất sắc, đoạt rất nhiều giải thưởng, đóng góp không nhỏ cho làng cờ nhưng khổ nỗi lại chưa lần nào vô địch Trung Quốc nên chưa được phong GM. Do đó Hiệp Hội Cờ Tướng Trung Quốc lại tổ chức xét duyệt phong GM cho các cao thủ Mạnh Lập Quốc, Bốc Phụng Ba, Lâm Hoành Mẫn, Lưu Điện Trung, Từ Thiên LợiSái Phúc Như. Quy định lúc này đã khá thông thoáng khi chỉ cần 4 lần nằm trong top 6 giải cá nhân toàn quốc là được phong GM.

Đến năm 1998, làng cờ Trung Quốc bắt đầu mở rộng phạm vi thăng cấp cho các Tượng kỳ Đại sư bằng việc cho họ thi đấu với nhau trong 1 giải thăng cấp GM. Ai vô địch và có [số điểm / số vòng thi đấu] trên 76% thì được phong GM. Năm đó danh thủ Dương Đức Kỳ vô địch giải thăng cấp nhưng không đạt tiêu chuẩn 77% nên không được phong GM. Năm 1999 đến lượt Đại sư Hoàng Hải Lâm vô địch nhưng cũng không được phong GM vì không đạt đủ điều kiện trên.

Từ năm 2000 đến 2009 có các vị Đại sư sau được thăng GM thông qua giải thăng cấp: Trang Ngọc Đình với giải "Cự Phong Bôi" năm 2000, Vạn Xuân Lâm với giải "Liễu Lâm Bôi" năm 2001, Trịnh Nhất Hoằng với giải "Cửu Thiên Bôi" năm 2001, Miêu Vĩnh Bằng với giải "Uy Khải Bôi" năm 2004, Trần Hàn Phong với giải "Ngân Châu Bôi" năm 2007 và mới nhất là Tạ Tịnh với giải "Uy Khải Bôi" năm 2008. Xen kẽ có Hồng Trí năm 2003 và Triệu Hâm Hâm năm 2005 tuy vô địch nhưng không đủ tiêu chuẩn 77% nên không được phong GM (tuy nhiên sau đó cả Hồng Trí lẫn Triệu Hâm Hâm đều được phong GM vì đã giành được chức vô địch Trung Quốc - đã ghi ở trên). Riêng trường hợp của Tưởng Xuyên là rất đáng tiếc. Anh từng 3 lần Á quân các giải thăng cấp 2004, 2005, 2007. Đến năm 2008 thì vô địch giải thăng cấp "Bắc Luân Bôi" nhưng không đủ tiêu chuẩn 77% do trận cuối hòa Thân Bằng, nên đến lúc này dù Tưởng Xuyên đứng số 1 trên Bảng xếp hạng Trung Quốc nhưng vẫn chỉ là Master mà thôi.

Còn 1 tiêu chuẩn khác để được phong GM (cũng được áp dụng từ năm 1998), đó là những kỳ thủ 2 lần xếp hạng Á quân hoặc Quý quân giải cá nhân toàn quốc trong 3 năm liên tiếp. Và danh thủ Vương Bân đã được phong GM nhờ đạt tiêu chuẩn này.

Tính đến thời điểm này (năm 2010) có 27 nam kỳ thủ được tấn phong danh hiệu cao nhất Đặc cấp đại sư:

- Dương Quan Lân, Sái Phúc Như, Mạnh Lập Quốc, Vương Gia Lương, Từ Thiên Lợi, Lý Nghĩa Đình, Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần, Lữ Khâm, Triệu Quốc Vinh, Từ Thiên Hồng, Hứa Ngân Xuyên, Đào Hán Minh, Vu Ấu Hoa, Hồng Trí, Triệu Hâm Hâm, Bốc Phụng Ba, Lâm Hoành Mẫn, Lưu Điện Trung, Trang Ngọc Đình, Miêu Vĩnh Bằng, Vạn Xuân Lâm, Trịnh Nhất Hoằng, Vương Bân, Trần Hàn Phong, Tạ Tịnh.

cotuongq3.blogspot.com

* Bài của anh Go_player (viết trên thanglongkydao.com):

Quy định đầu tiên và cũng là khắt khe nhất của tiêu chuẩn này là 3 lần vô địch cá nhân Trung Quốc. Vì thế, trước năm 1982 thì Ủy ban TDTT Trung Quốc mới chỉ phong danh hiệu ĐCĐS cho 2 người: Hồ Vinh Hoa và Dương Quan Lân.

Đến năm 1984, tiêu chuẩn này được nới rộng ra: 1 lần vô địch cá nhân toàn quốc hoặc 3 lần hạng 2 hoặc 3 lần hạng 3 cá nhân toàn quốc. Các kỳ thủ được phong danh hiệu ĐCĐS theo tiêu chuẩn này: Lý Nghĩa Đình, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần, Lữ Khâm, Hứa Ngân Xuyên, Vương Gia Lương, Triệu Quốc Vinh, Từ Thiên Hồng, Đào Hán Minh, Hồng Trí.

Năm 1998, thêm tiêu chuẩn mới là: 4 lần top 6 giải cá nhân toàn quốc. Theo tiêu chuẩn mới này thì các kỳ thủ có tên tiến vào Long Môn: Sái Phúc Như, Mạnh Lập Quốc, Bốc Phụng Ba, Từ Thiên Lợi, Lâm Hoành Mẫn, Lưu Điện Trung, Vu Ấu Hoa. Năm đó đội ngũ ĐCĐS tăng số lượng đáng kể (từ 7 lên 15) - là một năm mà cờ tướng Trung Quốc phát triển bất thường nhất, khiến cho trong làng cờ phát sinh dư luận nhận xét rằng: tiêu chuẩn ĐCĐS bị mất giá trị thực chất. Cũng năm 1998, còn thêm tiêu chuẩn "2 lần đứng thứ 2 hoặc thứ 3 giải cá nhân toàn quốc trong vòng 3 năm liền", và Vương Bân (hạng 2 năm 2001, 2003) được phong theo tiêu chuẩn này.

Cũng năm 1998, tiêu chuẩn phong ĐCĐS mở rộng ra ngoài giải cá nhân toàn quốc. Thêm 1 giải được xét phong ĐCĐS là: giải vô địch các đại sư toàn quốc - tiêu chuẩn: 1 lần vô địch giải đại sư toàn quốc với số điểm vượt qua 76% số điểm tối đa hoặc 2 lần vô địch giải đại sư toàn quốc - có 4 người được phong theo tiêu chuẩn này: Trang Ngọc Đình, Vạn Xuân Lâm, Trịnh Nhất Hoằng, Miêu Vĩnh Bằng.

Một số người lại nói rằng hạ thấp tiêu chuẩn cho danh hiệu tối cao là biện pháp khuyến khích, cho phép số lượng lớn kỳ thủ có cơ hội nhắm vào mục tiêu này. Đồng thời tránh được sự độc chiếm danh hiệu của một số kỳ thủ thượng thặng, tạo nên đua tranh giữa các hạng kỳ thủ. Nhưng ở góc nhìn của người hâm mộ cờ, tôi nghĩ rằng tiêu chuẩn như thế là thấp lắm rồi, không thể nới thêm chút nào. Nếu không, danh hiệu ĐCĐS sẽ kém phần giá trị, kém uy nghiêm, kém cả độ tin tưởng ...

(Go_player dịch vội từ bài viết có nguồn 中国象棋特级大师标准变变变 - các thay đổi trong tiêu chuẩn phong danh hiệu Đặc Cấp Đại Sư - bài viết của tác giả Triệu Minh, báo Lao Động buổi trưa, xuất bản 26/09/2007, các cập nhật sau ngày này về danh sách các ĐCĐS đã được phong có thể còn thiếu).

9 nhận xét :

Nặc danh nói...

Không biết danh hiệu ĐCĐS của VN cũng theo tiêu chuẩn vậy hay có gì khác?

ldtk nói...

Ở VN thì xét phong Kiện tướng quốc gia. Danh hiệu này cũng khá quan trọng. Còn ĐCĐS thì chỉ có ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có danh hiệu Đặc cấp Quốc tế đại sư dành cho các kỳ thủ thi đấu quốc tế (giải thế giới, châu Á, ...)

Nặc danh nói...

Ỏ Việt Nam, tiêu chuẩn nào để phong Kiện tướng quốc gia?

Congaco_H1R5 nói...

Năm 2000 , đội Giang tô có kỳ thủ nào tên là
Hạng Dương ( hay Hạng Dương Hồng - Hay là Hạng Dương Hồng Hoa ) không hả ldtk ?
Dịch ra cái tên lạ hoặc này nên ngờ ngợ :D

Congaco_H1R5 nói...

Dịa laọi thế này :
红方姓名: 广东庄玉庭
黑方姓名: 江苏项阳红花
dịch ra :
hồng phương tính danh : nghiễm đông trang ngọc đình hắc phương tính danh : giang tô hạng dương hồng hoa

Nhưng trong phần bình luận phía trên thì nó chỉ ra là Hạng Dương Hồng

ldtk nói...

Hạng Dương Hồng đó bác Gà, trong một số sách trung cuộc có nhắc đến kỳ thủ này, thường là thua =))

Tấn Nhu Gà nói...

cho em hỏi vậy việt nam thường có Quốc tế đại sư là ngang hàng với master bên trung thôi hả thầy Tâm

ldtk nói...

@ TNG: QTĐS là quốc tế, còn cái kia là nội bộ Trung Quốc. Còn nếu xét về trình độ thì ĐS Trung Quốc có phần nhỉnh hơn ĐCQTĐS luôn :))

*** ĐĂNG MỘT NHẬN XÉT ***

Xin vui lòng để lại tên của bạn khi đăng nhận xét,
để chủ blog này có thể trả lời bạn khi cần.

Mạng đang chậm, chờ chút nha hehe ...